Vietnamese-American Mom's Fight To Protect Her Child Who Is A Victim Of Hate Crimes

Hai Au Huynh speaks at a board meeting of the Cypress-Fairbanks Independent School District in Texas (Credit: CFISD)

January 17, 2024 | By Kalynh Ngô

A Texas Mom, who is Vietnamese-American has been fighting for a year, accusing the Cypress-Fairbanks Independent School District of failing to take any action to punish racist crimes in which her two sons are victims.

Huynh Hai Au recounted a series of events that have happened since January, 2023. Her two sons, ages 11 and 9, were subjected to anti-Asian racial slurs by another student on their school bus ride home from McGown Elementary School.

Keep to mention her two children by "victims," Huynh said:

"In January, 2023, both my sons were victims of slurs of Asian descent from another student on a school bus. My youngest 8-year-old son is in third grade. On the way home, the other student called out my child's name and then shouted "ching chong wing wong" for almost 10 minutes, until my child got off the bus and went into the house. He kept chanting it despite my 8 years old telling him to stop and that it is racist. There is a video with audio of this bus incident that was shown to us. However, we were not given a copy of the video.”

Her oldest son was traumatized. He was shaking. The youngest son asked the other student to stop. Even though he tried to say 'this is racism, you need to stop' but the other student turned around to continue the bad slurs.

McGown Elementary School, where her two sons attended, has 31% Asian students.

"31% is a sizable number. And a majority of those that are Asian-Americans are happened to be Vietnamese American. And my children have experienced several racist attacks at the school. We are concerned about it. It’s not just us. I know it happens to other students, other families as well," Huynh said.

Other Asian families have told Hai Au that their children have also encountered racial slurs. "It's a lot of complications to confronting and addressing discrimination in this community," she pointed her view.

One of those complications is the response from the responsible authority. “The school and Cypress-Fairbanks School District ("CFISD") did not address this incident as a racial incident. With the bus incident, there were some meetings with McGown elementary school's admin and ("CFISD") sent a summary stating they found there was no racial intent behind the racial slur incident and it is not the district's responsibility to educate the community about racial slurs. The main issue was that while they counseled the other student, they failed to address to racial component with that student and overall with the school,” Huynh said.

There are multiple incidences that have happened. Each time it happened, the burden has been on her children to tell their peers to stop.

Hate Actions

The more concerning issue occurred, on Tuesday May 23, her 11 years old, 5th grade son was wearing his 5th grade shirt. The 5th grade shirt was a memorabilia shirt and during the last few days of the school year, the students signed each other's shirts like yearbooks for memorabilia.

While wearing his shirt and after having a bunch of friends and teachers sign it, he decided to take off the shirt since he was getting hot. The 5th grade student then noticed that on the back of his shirt around his right shoulder, a swastika was drawn on it. He knows exactly what the swastika is and represents and was horrified by it.

“When my son saw the swastika, he was horrified and quickly scribbled over it because he did not want anyone thinking he drew it and supported it. On that same day, another student's ball was signed with "Hitler." Some other students had swastikas drawn on their personal items,” Huynh said.

Huynh's family reported to the school about an act of racial hatred that occurred on the last day of the school year. "They (the school) just told us their investigation was ended and they followed the student's code of conduct," she said, “They never asked my kids about what happened or asked about their mental health."

It was her son who later found out who wrote the swastika on his shirt. The student used hate speech, including referring to a student of color as 'N' (Nigger).

Huynh has formally filed an official grievance with the shool because they were not transparent and failing to protect her sons after swastika and racism incidents. She wants to help facilitate a stay away agreement between the swastika drawing students and her 11 years old son because they are all currently in 6th grade at Sprague MS.

“The last dealing with CFISD was a level 3 grievance appeal with CFISD's Chief of School Leadership in regards to implementing a stay away order to protect my son. They denied the level 3 grievance response, they wrote that the drawing of a Nazi swastika on my son was not hate speech,” Huynh said.

However, neither elementary nor secondary schools addressed it.

"The last settlement with the CFISD district was a one-on-one meeting with the district's leadership regarding the implementation of the order to stay away from my child. It's level three. They also refused to settle, arguing that painting a Nazi swastika on my child's shirt was not called hate speech," she said.

Huynh asked the school to publicly acknowledge that there were racism incidents happened. All her family required from the school just say acknowledge this happened and it is not allowed to use hurtful langauge.

“They don't need to go into specifics who did it. But they've refused to. And they said that is because it's not their responsibility to educate others about racist speech and hate speech,” she said.

She decided to file two more appeals, attend three hearings to talk about what happened to her son and present at a district board meeting in November, 2023.

But until now, Huynh said she had not received a "stay away agreement" from Sprague Middle School.

Understanding civil rights

In 1987, Hai Au Huynh's family arrived the United States as immigrants. She candidly said that neither she, nor her husband, who is also Vietnamese-American, has been a victim of discrimination.

“I remember it happening to me in the United States. It happened on my husband. He is Vietnamese-American, born and raised in Baltimore, right outside of D.C. It happened to him growing up. It happened to me. It happened to my siblings. It happened to my parents, my friends. Back then, our parents couldn't do anything because of the language barrier and lack of access to knowledge and materials, as we can do now,” she said.

According to Huynh, nowadays, we have had so much support from other people in community. “We need to speak up and we need to hold those accountable, the offenders acccountable. It’s also a healing process because when you do that, you know, you're not alone,” she said.

For Huynh, the important thing is to know how to file the grievance. When it first would happen, she didn't know that she could file a complaint with the school district. “Until we do the research, ask a lot of people. From there, step after step, one by one,” she said.

Huynh recounted: “When this happens, we need to document it. We need to speak up. We need to reach out to others. Because when this happened, I wasn't sure what I was going to do, but I decided I was going to speak up. And because of that, I was able to ask other people who've heard about it have reached out and supported us in this process, others who dealt with the similar issues.”

Fighting to protect our children is not an easy journey. But to soothe them through phobia, fearing the accident of hate is even harder. For Hai Au Huynh, this is really an uphill battle, because discrimination and hate are still happening in many parts of the United States.

She encourages people should not just keep silent: "We need to know our rights. We are more fortunate than previous generations in language so we are able to learn and research. There are now many organizations and individual willing to support us to fight against the racism. We are not alone. I think this is very important. We are stronger when we unite. Stronger in numbers. So it's not just us. It's just not me. It's not just my husband. Because one person can't do anything. But you have an entire support network of.”

Original Artical: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cuoc-chien-bao-ve-con-bi-ky-thi-chung-toc-cua-nguoi-me-goc-viet/?fbclid=IwAR0dBH8VMfMeg_SfWabb31TlTok_DSabGwuzJ3PO7kJKbp2hvvpfrfsDg2I


Cuộc chiến bảo vệ con bị kỳ thị chủng tộc của người mẹ gốc Việt

By Kalynh Ngô

Một phụ nữ gốc Việt ở Houston, Texas, kiên trì đấu tranh suốt một năm, cáo buộc Học Khu Cypress-Fairbanks Independent School District (CFISD) vì không có bất kỳ hành động nào để xử phạt tội phân biệt chủng tộc, mà nạn nhân là hai con trai của cô.

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên nhật báo Người Việt, cô Huỳnh Hải u kể lại hàng loạt những sự việc xảy ra từ Tháng Giêng, 2023. Hai con trai của cô, năm nay 11 tuổi và 9 tuổi, đã phải chịu những lời giễu cợt mang tính thù ghét người Mỹ gốc Á trên xe buýt của trường tiểu học McGown Elementary School.

Gọi hai người con của mình là “nạn nhân,” cô nói: “Vào Tháng Giêng, 2023, cả hai con trai tôi đều là nạn nhân của những lời miệt thị người gốc Á từ một học sinh khác trên xe buýt của trường học. Con trai út 8 tuổi của tôi học lớp Ba. Trên suốt chặng đường về nhà, học sinh kia đã gọi tên của con tôi và sau đó hô lên ‘ching chong wing wong’ trong gần 10 phút, cho đến khi con tôi xuống xe buýt và đi vào nhà. Dù con của tôi đã yêu cầu nam sinh đó dừng lại nhưng cậu ta vẫn tiếp tục nói rất to.”

Cô Hải u cho biết có một video kèm âm thanh trên xe buýt ghi lại toàn bộ sự việc trong 10 phút từ trường về nhà. Gia đình cô đã xem đoạn video nhưng bị từ chối khi yêu cầu được giữ một bản sao chép.

“Con trai lớn của tôi rất hoảng sợ. Tôi có thể nói là thằng bé ngồi run rẩy trên xe. Con trai út của tôi yêu cầu học sinh kia dừng lại. Thằng bé nói ‘đây là phân biệt chủng tộc, bạn cần phải chấm dứt.’ Học sinh kia quay đi là tiếp tục những lời miệt thị giễu cợt không hay đó,” cô Hải u kể lại trong sự xúc động.

McGown Elementary School, nơi hai con trai của cô học, có 31% học sinh gốc Á. “Ba mươi mốt phần trăm là con số không nhỏ,” cô nói. “Và phần lớn trong số đó là người Mỹ gốc Việt. Không chỉ riêng các con của tôi, mà những học sinh khác cũng là nạn nhân. Chúng tôi rất lo ngại về vấn đề này.”

Những gia đình gốc Á khác từng kể lại với cô Hải u rằng con của họ cũng gặp phải những lời nói xấu mang tính phỉ báng chủng tộc.

“Rất nhiều phức tạp khi phải đối diện và giải quyết nạn kỳ thị trong cộng đồng này,” cô nói.

Trường học từ chối trách nhiệm

Một trong những sự phức tạp đó là phản ứng từ phía cơ quan có trách nhiệm, mà trong sự việc này là trường tiểu học McGown Elementary School.

Cô Hải u kể: “Trường học và Học Khu CFISD không nhìn nhận sự việc này là phân biệt chủng tộc. Sau lần xảy ra sự việc trên xe buýt, ban giám hiệu trường đã có vài cuộc họp và gửi một bản kết luận, nói rằng họ không tìm thấy chủ ý phân biệt chủng tộc trong hành động đó. Và trách nhiệm giáo dục cộng đồng về những lời miệt thị chủng tộc không thuộc về học khu.”

Cô Hải u nhấn mạnh trong buổi nói chuyện với phóng viên Người Việt: “Vấn đề chính là trong lúc họ tư vấn cho em học sinh có hành động kỳ thị với con tôi, họ đã không đề cập đến ý phân biệt chủng tộc và cả với trường học.”

Sau đó, con trai của cô Hải u vẫn tiếp tục bị quấy rối từ những lời miệt thị như thế. “Mỗi khi sự việc xảy ra, gánh nặng lại đè lên các con của tôi khi phải kêu người bạn đó dừng lại,” cô nói.

Cô Huỳnh Hải u trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Người Việt. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom)

Hành động thù ghét

Diễn tiến sự việc không dừng lại. Điều đáng lo ngại hơn đã xảy ra. Ngày 23 Tháng Năm, 2023, con trai lớn 11 tuổi đến trường. Em khoác thêm chiếc áo sơ-mi lớp Năm được dùng để các bạn ký tên kỷ niệm trong những ngày cuối năm học. Theo lời cô Hải u kể, sau khi rất nhiều bạn và cả thầy cô ký tên vào, vì trời nóng, con trai cô đã cởi áo sơ-mi và nhận thấy có một chữ biểu tượng của “swastika” trên vai áo mình.

“Con của tôi biết đó là biểu tượng ‘swastika’ tượng trưng cho chủ nghĩa Phát Xít Đức. Khi cháu nhìn thấy chữ đó, cháu kinh sợ và nhanh chóng lấy bút vẽ nguệch ngoạc lên vì không muốn ai nghĩ rằng cháu đã vẽ hay ủng hộ ‘swastika.’ Cùng ngày hôm đó, quả bóng của một học sinh khác trong trường có chữ Hitler. Vài học sinh khác cũng có chữ này vẽ trên vật dụng cá nhân của các em,” cô Hải u kể lại sự việc.

Gia đình cô Hải u báo với trường học về hành động thù ghét chủng tộc xảy ra trong ngày cuối năm học. Cô nói: “Họ (nhà trường) chỉ nói với chúng tôi là cuộc điều tra của họ đã kết thúc và họ tuân theo quy tắc ứng xử của học sinh. Họ chưa bao giờ hỏi chuyện các con của tôi để biết chuyện gì đã xảy ra hoặc hỏi thăm về sức khỏe tinh thần của các cháu.”

Chính con trai của cô sau đó đã tìm ra người viết chữ này lên áo của em. Học sinh này từng dùng ngôn ngữ thù ghét, bao gồm cả việc gọi một học sinh da màu là “N” (Nigger – cách gọi miệt thị đối với người da đen).

Gia đình cô Hải u đã chính thức gửi đơn khiếu nại trường vì giải quyết không minh bạch. Cô yêu cầu trường học phải gửi ra “thỏa thuận tránh xa” (stay away agreement) đối với con trai của cô ở trường trung học Sprague Middle School, là trường mà con trai lớn của cô và học sinh đã viết biểu tượng Phát Xít chuyển đến cho năm học lớp Sáu. Tuy nhiên, cả trường tiểu học và trung học đều không giải quyết.

“Lần giải quyết cuối cùng với Học Khu CFISD là buổi làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo của học khu liên quan đến thực hiện lệnh phải tránh xa con của tôi. Đó là cấp độ ba. Họ cũng từ chối giải quyết, cho rằng vẽ hình của Đức Quốc Xã lên áo của con tôi không gọi là ngôn ngữ thù ghét,” cô Hải u nói.

Cô quyết định nộp thêm hai đơn kháng cáo, tham gia ba phiên điều trần để nói về sự việc đã xảy ra với con trai cô và trình bày tại một cuộc họp hội đồng của học khu vào Tháng Mười Một, 2023.

Cho đến khi diễn ra cuộc phỏng vấn với phóng viên Người Việt, cô Hải u cho biết cô vẫn chưa nhận được “stay away agreement” từ trường Sprague Middle School.

Hiểu rõ quyền công dân

Năm 1987, gia đình cô Huỳnh Hải u định cư ở Mỹ theo diện di dân. Cô thẳng thắn cho biết chính cô, hoặc chồng của cô, cũng là người Mỹ gốc Việt, đều đã từng là nạn nhân của nạn kỳ thị.

Cô nói: “Vấn đề ở đây là phải biết cách làm thế nào. Khi sự việc xảy ra lần đầu tiên, chúng tôi không biết là chúng tôi có thể làm đơn khiếu nại lên học khu. Chúng tôi không biết. Không ai (phụ huynh) nói hoặc hướng dẫn. Cho đến khi chúng tôi tìm hiểu, hỏi chuyện nhiều người. Từ đó, từ bước này đến bước khác.”

“Tôi nghĩ rằng có rất nhiều gia đình gốc Á là di dân ở khu vực này, những gia đình gốc Việt, có thể sẽ không biết những nguồn tài liệu hướng dẫn. Chúng tôi may mắn là đã có những nguồn thông tin đó, biết được mình có quyền ra điều trần trước học khu. Chúng tôi quyết định lên tiếng. Ở đây, ngôn ngữ là một rào cản lớn,” cô nói.

Cho dù không phải chỉ riêng con trai của cô Huỳnh Hải u là nạn nhân gốc Á duy nhất của nạn kỳ thị và tội thù ghét, cô cho biết trong hành trình khiếu nại, chiến đấu để bảo vệ con của mình, chỉ có cô và chồng.

Theo chia sẻ của người mẹ can đảm Huỳnh Hải u, cô, cũng như chồng của cô, là con của một thế hệ di dân, tị nạn.

“Cách đây 20 năm, 30 năm, kỳ thị đã tồn tại ở Mỹ, nhưng nó không ở mức độ như bây giờ,” cô nói. “Thời đó, cha mẹ chúng tôi không thể làm gì vì rào cản ngôn ngữ và thiếu sự tiếp cận với những kiến thức, tài liệu, như chúng tôi có thể làm bây giờ.”

Cho dù không phải chỉ riêng con trai của cô Huỳnh Hải u là nạn nhân gốc Á duy nhất của nạn kỳ thị và tội thù ghét, cô cho biết trong hành trình khiếu nại, chiến đấu để bảo vệ con của mình, chỉ có cô và chồng.

Chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho con của mình là một hành trình không dễ dàng. Nhưng để xoa dịu các em vượt qua ám ảnh, lo sợ về tai nạn của tội thù ghét là một việc càng khó hơn. Đối với cô Hải u, đây mới thật sự là một cuộc chiến khó khăn, vì vấn nạn kỳ thị, thù ghét vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi trên nước Mỹ.

Cô chia sẻ điều mà người gốc Á nên làm để chống lại nạn kỳ thị: “Chúng ta cần phải biết quyền của mình. Chúng ta may mắn hơn thế hệ đi trước trong vấn đề ngôn ngữ để có thể tìm hiểu và học hỏi. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng hỗ trợ chúng ta để chống lại sự thù ghét. Chúng ta không đơn độc. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng. Chúng ta sẽ mạnh hơn khi chúng ta đoàn kết. Do đó, không phải chỉ mình tôi, hay chồng tôi, một người không thể làm được, nhưng nếu có một cộng đồng hỗ trợ thì kết quả sẽ khác.” [đ.d.]

Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cuoc-chien-bao-ve-con-bi-ky-thi-chung-toc-cua-nguoi-me-goc-viet/?fbclid=IwAR0dBH8VMfMeg_SfWabb31TlTok_DSabGwuzJ3PO7kJKbp2hvvpfrfsDg2I


This resource is supported in whole or in part by funding provided by the State of California, administered by the California State Library in partnership with the California Department of Social Services and the California Commission on Asian and Pacific Islander American Affairs as part of the Stop the Hate program. To report a hate incident or hate crime and get support, go to CA vs Hate.


Thông tin này đã được hỗ trợ toàn phần hoặc một phần bằng nguồn tài trợ từ tiểu bang California, do Thư Viện Tiểu Bang California quản lý với sự hợp tác của Bộ Xã hội Ủy Ban Đặc Trách Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Á Châu Và Quần Đảo Thái Bình Dương cho dự án Stop the Hate (Ngăn Chặn Lòng Thù Hận). Để báo cáo mọi sự việc liên hệ đến tội ác và những hành động kỳ thị chủng tộc, và để nhận lãnh hỗ trợ, xin vui lòng truy cập trang mạng CA vs. Hate.

Previous
Previous

Excerpt from COMMISSION ON THE  STATE OF HATE, Annual Report 2022-2023, by the Civil Rights Department

Next
Next

Breaking the Silence: Mental Health Nonprofits United to Tackle Stigma During the Holiday Season