Roundtable Discussion #3: Defining And Defying Hate
May 10, 2024
Republished with permission from Da Mau Magazine.
The third roundtable discussion of Da Màu Foundation, as part of the Stop the Hate project by the State of California on the theme "Defining and Defying Hate" took place on Sunday, April 21, 2024, at 7:00 PM (Eastern Time). It was streamed live on two social media platforms: Da Mau Facebook and Da Mau YouTube.
This discussion was supported by VAAMA (Vietnamese American Artists & Media Association), with writer Hoàng Chính (Editor of Da Màu) serving as moderator alongside guests: Nguyễn Thị Minh Ngọc (Writer, stage, and film actress), Lưu Diệu Vân (Poet, Professor at Santa Ana College, California), and Vi Lãng (poet).
In recent years, Hate has insidiously invaded the world in different forms and severely harmed the lives of marginalized individuals and communities.
Partaking in the State of California’s Stop the Hate Project, Da Màu Magazine is hosting 4 Roundtable discussions. The third one took place on the 21st of April 2024 and the topic of this roundtable was: “Defining and Defying Hate“, with the media support of VAAMA (Vietnamese American Artists & Media Association).
In this one-hour session, the moderator and three guest speakers shared their ideas, and suggested resolutions to the question: “How do we recognize hate and discrimination and what is the influence of arts in changing perceptions?”
Writer Nguyễn Thị Minh Ngọc shared her experiences guiding students on this issue. From reactions akin to "Lục Vân Tiên" by directly intervening because "Amid the road, there's injustice we shouldn't ignore" to adopting a silent attitude. It all depends on the degree and circumstances. When the destination is still distant and important, we shouldn't get entangled in trivial matters that could harm the bigger issues.
Another aspect of hatred was discussed, which is the difference between whether we are victims of hatred or indifferent bystanders, and how our reactions would differ accordingly.
Poet Lưu Diệu Vân presented the etymology of the word "hate" in English: "Hate" in English derives from the root "hata." Hata originally means "enemy" or "opponent." In an ancient warrior society, "hata" did not imply the emotional "hatred" conveyed by "hate" today. The panel discussed how the “Bystander Effect” influences and directs our reactions to the display of hate and our views toward the victims.
Poet Vi Lãng mentioned incidents where individuals, who were complete strangers to the perpetrators, became victims of violence. Such acts often stem from psychological trauma in the perpetrators' childhood. Notably, as writers, participants shared their thoughts on events through literary works such as speeches, protests, and accusations.
Discrimination has two forms: explicit and implicit. Hoàng Chính believes that though literature, art, theater, film is effective in raising awareness, they can also act as relatively safe havens for discrimination and hatred. When questioned, authors often respond that it's fiction, merely imagination to justify for their characters’ extreme views.
Real-life as well as professional experience were shared. The panel focused on the changes in humanity when faced with different social aspects: 1) Compliance: to conform with the crowd, 2) Identification: to be a member of the crowd and 3) Internalization: to sincerely accept the group’s values as one’s own. Overall, the discussion highlighted literary references and opened up further considerations to other areas related to hate and discrimination.
The panelists spent considerable time sharing perspectives and life experiences to help identify discrimination within educational environments, social activities, and literature.
In each Roundtable, the topic revolves around discrimination, but different aspects are explored deeply and discussed thoroughly in each session. Additionally, viewers and Da Màu readers can participate by submitting stories related to the discrimination they've encountered in life to the Roundtable.
Before concluding, the moderator also mentioned resources for victims of discrimination in California, where California residents can seek help when needed.
The Roundtable discussion ended at 8 PM (EST).
Roundtable 4 will be held in June 2024.
Bàn Tròn #3: Ảnh Hưởng Của Nghệ Thuật Về Sự Kỳ Thị
May 10, 2024
Bayard Taylor
Dịch và tái xuất bản với sự cho phép từ Cộng Đồng Liên Minh.
Mới đây, tôi mở hộp thư và thấy một mảnh giấy dán có chữ “Chúa Ghét Bọn Đồng Tính.” Điều gì khiến kẻ nào đó phổ biến loại thông điệp như vậy? Đó có phải là cách để thuyết phục người ta đổi cách nhìn chăng? Không. Đó là cách để lan truyền nỗi sợ hãi và căm hận. Nỗi sợ hãi và căm hận này đến từ đâu?
Đó không phải là một thái độ mới. Hãy nghĩ về Matthew Shepard và James Byrd Jr. Hãy nghĩ về vụ thảm sát ở Pulse. Hãy nghĩ về sự tăng số liệu thống kê về các vụ tội phạm căm ghét LGBTQ+ kể từ cuộc bầu cử năm 2016. Và hãy lưu ý rằng năm ngoái, thành viên đảng Cộng Hòa MAGA và nhóm Quyền Lợi Tôn Giáo tại quốc hội các tiểu bang đã rất háo hức thúc đẩy hơn 500(!) dự luật chống lại LGBTQ+.
Đó là sự loạn trí văn hóa! Nhưng tại sao lại có nhiều nỗi sợ hãi và căm hận như vậy? Những người LGBTQ+ đã làm gì để phải đối đầu với những sự chỉ trích, kỳ thị và tẩy chay? LGBTQ+ đã làm gì để gây ra nhiều vụ bạo lực chống lại LGBTQ+? Và tại sao những người đàn ông da trắng (hầu như luôn là người da trắng) dị tính lại sợ hãi và bị kích động bởi họ?
Yếu tố đầu tiên: Thứ tự thần thánh
Nền văn hóa gia trưởng của chúng ta nuôi dưỡng sự bất an sâu sắc trong nam giới. Nếu bạn là một “người đàn ông thật sự”, bạn phải dũng mãnh. Nếu cần thiết, một “người đàn ông thật sự” khẳng định quyền lực của mình thông qua bạo lực hoặc sự đe dọa dùng bạo lực.
Một phần khác của việc này đến từ văn hóa được định hình bởi tôn giáo. Kinh Thánh mô tả một trật tự phân cấp tự nhiên. Nam giới ở đỉnh cao của việc thống trị xã hội và gia đình, phụ nữ sinh con và phục tùng chồng mình và trẻ em phải tuân theo quyền lực của cha mẹ. Mọi thứ phải tuân phục trật tự ấy.
Không có chỗ cho LGBTQ+ trong hệ thống gia trưởng này. Đa số “Do Thái Giáo-Thiên Chúa Giáo” chiếm ưu thế không muốn LGBTQ+ tồn tại hoặc thừa nhận rằng họ tồn tại. Nếu những người LGBTQ+ tồn tại, họ phải im lặng về sự hiện diện của họ và phải biết tuân phục.
Việc những người LGBTQ+ nổi lên đòi hỏi những quyền lợi bằng nhau như quyền bình đẳng hôn nhân sẽ phá vỡ thứ trật tự này.
Yếu tố thứ hai: Sự tức giận của Chúa
Vấn đề đi xa hơn. Phong trào LGBTQ+ làm nhớ đến các câu chuyện có tính cách bảo thủ trong Kinh Thánh, trong đó sự không vâng lời đem đến sự nổ bùng cơn tức giận của Chúa và gây ra sự hủy hoại. Sách Sáng Thế 6-9 kể về cách Chúa tiêu diệt nhân loại, ngoại trừ gia đình của Noah, trong Cơn Đại Hồng Thủy.
Trong sách luật của Israel cổ đại, Torah liệt kê các tội lỗi về sắc dục, cho rằng lý do Chúa đuổi dân Canaan và trao đất của họ cho người Israel là vì “Đất ấy đã bị ô uế; vì vậy [Chúa] phạt nó vì tội lỗi của nó, và đất đã nôn ra các cư dân của nó” (Lê-vi 18:25). Điều tương tự sẽ xảy ra với Israel nếu nó cũng làm ô uế đất đó (Lê-vi 18:28).
Korah và những kẻ đồng lõa của ông âm mưu chống lại Moses, vì vậy trái đất “nuốt chửng chúng” (Số 16:32). Ananias và Sapphire nói dối về một món quà từ thiện, vì vậy Chúa đã đánh gục họ (Công vụ 5:1-11).
Đưa cái nhìn ấy về hiện tại, những người Đòi Quyền Lực Tôn Giáo, đa số là dân MAGA, muốn tránh sự tức giận của Chúa. Họ coi phong trào LGBTQ+ là một mối đe dọa tồn tại đối với tầm nhìn của họ về một nước Mỹ theo “Thiên Chúa Giáo.”
Để ngăn chặn những lịch trình của LGBTQ+, nhóm Quyền Lực Tôn Giáo sử dụng các bài giảng, các kinh nguyện, các cuộc bầu cử hội đồng trường học, cấm đoán sách báo về những người LGBTQ+, dùng các chính trị gia ở các cấp cao và thấp, và tòa án.
Khi các hành động bạo lực chống lại những người LGBTQ+ xảy ra, nhóm Quyền Lực Tôn Giáo gần như giữ lặng; họ không mạnh mẽ lên tiếng phản đối những hành động đáng khinh bỉ đó.
Yếu tố thứ ba: Người tốt so với kẻ xấu
Phần thứ ba là cuộc chiến văn hóa “chúng ta chống lại họ”. Các thành viên của phái Quyền Lực Tôn Giáo tự coi họ là “những người công chính” và những người phản đối họ là “kẻ gian ác”. Những người LGBTQ+ được gán nhãn là đặc biệt ác độc, được gọi là “phi đạo đức”, “lệch lạc”, “mồi chài trẻ em”, “kẻ đồi bại” và “kẻ kì cục”.
Để duy trì tư thế này, nhóm Quyền Lực Tôn Giáo phải nhắm mắt trước các tội ác đạo đức và sự áp bức gây ra bởi những người Kitô giáo trong lịch sử như việc bắt buộc phải cải đạo, ưu thế da trắng, phân biệt chủng tộc, thuộc địa hóa, nô lệ châu Phi, diệt chủng của các dân tộc bản địa và bảo vệ các mục sư là kẻ xâm hại tình dục không bị trách nhiệm pháp lý. Bổ sung vào đó là sự tàn nhẫn của “liệu pháp chữa trị chuyển hóa” cho những người LGBTQ+, một “phương pháp chữa trị” đã được xác định là vô cùng không hiệu quả.
Liên quan đến cuộc chiến văn hóa, đa dạng giới tính là một chủ đề nóng bỏng. Phong trào LGBTQ+ chất vấn sự khẳng định rằng chỉ có thể có hai giới tính. Nhóm Quyền Lợi Tôn Giáo chế nhạo ý tưởng này, nhấn mạnh rằng câu chuyện nguồn gốc trong Kinh Thánh nói về Adam và Eva, không phải là “Adam và Steve”. Tư tưởng Quyền Lợi Tôn Giáo không có chỗ cho sự đa dạng giới tính hoặc sự mơ hồ về giới tính; không có chỗ cho những người “Hai Tâm Hồn”, như được tìm thấy trong các nền văn hóa bản địa.
Yếu tố thứ tư: Khước từ Tính chất Đa dạng
Tự trong bản chất, Quyền Lực Tôn Giáo là chủ nghĩa thần quyền. Nó đòi hỏi rằng “những mệnh lệnh của Chúa” vượt trội so với luật lệ nhân loại xuất phát từ Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp. Theo quan điểm này, một diễn giải nguyên thủy của “những mệnh lệnh của Chúa” được cho là ràng buộc tất cả mọi người, kể cả những người vô thần hoặc không theo Thiên Chúa Giáo. Những người chống lại “những điều luật của Chúa” vẫn phải phục tùng. Sự đa dạng bị loại bỏ.
Những người sáng lập đã nói về “sự bình đẳng công lý cho tất cả mọi người”. Nhưng yêu cầu về sự công bằng hôn nhân của LGBTQ+ được coi là một sự xúc phạm đối với Chúa và cần phải chống lại.
Những người sáng lập nghĩ rằng tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do tụ họp là quan trọng. Nhưng Nhóm Quyền Lực Tôn Giáo muốn ưu tiên luật Kinh Thánh, để bịt miệng những người LGBTQ+ bằng cách cấm phổ biến sách báo và áp đặt sự kiểm soát các sự kiện công cộng của LGBTQ+.
Về cơ bản, Quyền Lực Tôn Giáo không phải là về “quyền lợi” - quyền dân sự hoặc quyền con người. Đó là về việc áp đặt luật pháp tôn giáo cho dù công chúng có muốn luật pháp của Quyền Lực Tôn Giáo hay không.
Cách phản ứng
Một số trong chúng ta lớn lên trong cộng đồng truyền thống hoặc Quyền Lực Tôn Giáo đã có sự thay đổi trong lòng. Sự thay đổi này đến từ đâu? Đây là một số suy nghĩ nhanh chóng.
Tất cả mọi con người được tạo ra “theo hình ảnh của Chúa” (Sáng thế Ký 1:26). Điều này bao gồm tất cả mọi người.
Chúa Giêsu đã mang tính bao dung trong ví dụ và giảng dạy của mình. Ngài không phục vụ cho định kiến tôn giáo; Ngài làm bạn với những người sống bên lề xã hội: người thu thuế, gái điếm, người nghèo, người bệnh, người bị áp bức.
Hoa Kỳ không được thành lập trên những nguyên tắc thần thánh mà thay vào đó là tự do tôn giáo và tự do lương tâm.
Những người LGBTQ+ thực sự, sống động là những con người giống như chúng ta. Nếu bạn có cơ hội làm quen với một số người, bạn sẽ nhận ra điều này.
This resource is supported in whole or in part by funding provided by the State of California, administered by the California State Library in partnership with the California Department of Social Services and the California Commission on Asian and Pacific Islander American Affairs as part of the Stop the Hate program. To report a hate incident or hate crime and get support, go to CA vs Hate.
Thông tin này đã được hỗ trợ toàn phần hoặc một phần bằng nguồn tài trợ từ tiểu bang California, do Thư Viện Tiểu Bang California quản lý với sự hợp tác của Bộ Xã hội và Ủy Ban Đặc Trách Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Á Châu Và Quần Đảo Thái Bình Dương cho dự án Stop the Hate (Ngăn Chặn Lòng Thù Hận). Để báo cáo mọi sự việc liên hệ đến tội ác và những hành động kỳ thị chủng tộc, và để nhận lãnh hỗ trợ, xin vui lòng truy cập trang mạng CA vs. Hate.