Preventing Hate Crimes In Your Community
December 15, 2023
Everyone has a role in stopping hate and creating safe, inclusive communities. How can you take action against hate?
Identify Potential Partners - Community Policing Model
Community policing is about creating and fostering partnerships within the community to combat crime, improve public safety, and respond to disorder. Combating crime, improving public safety, and responding to disorder go beyond law enforcement; everyone in the community needs to be involved in the solution. It is important to include diverse groups whose communities may be targets of hate.
Possible partners include when using a community policing model:
The community policing philosophy enables communities and law enforcement to jointly prevent and respond to hate crimes. A law enforcement agency that builds community partnerships is more likely to be aware of potential hate incidents before they escalate to serious crimes. The building blocks of community policing reinforce that the entire community plays a role in public safety and preventing crime.
Develop Law Enforcement - Community Partnerships
Strong law enforcement-community partnerships are critical to preventing hate crimes. Some useful ways to begin or strengthen a partnership include:
Network with others in the community and ask who they recommend including in the partnership.
Research and understand how involved your local law enforcement agency is with community policing and identify a liaison officer or deputy at local law enforcement agencies who might serve as a community policing point of contact.
Reach out to the chief of police or sheriff, as well as any other key personnel you would like to participate in the partnership.
Focus on solutions rather than problems when meeting with your local chief of police or sheriff.
Understand the Problem
Before a community addresses hate and bias-motivated crimes, all stakeholders need to understand the local problem. The best assessment method is the SARA model: scanning for the problems, analyzing the facts, responding to reduce the problems, and assessing the outcome of the response. The SARA model is primarily used by law enforcement to gain awareness and a better understanding of a problem. It can be applied to any situation and used by any group to address the unique issues facing the community.
Identify a Group to Interface with Law Enforcement for Victims
Victims of hate and other vulnerable individuals are sometimes mistrustful or fearful of law enforcement, and first turn to community groups or faith-based organizations for support. Many of those organizations serve as a link to law enforcement or other supports when authorities get involved.
Invite Law Enforcement and/or Community Groups to Your School
The majority of hate and bias motivated crimes are committed by persons under the age of 30, with approximately 17 percent of those crimes committed by someone under the age of 18.1 This percentage may be underreported because bias incidents and hate crimes involving youth may be labeled as bullying. Youth are often more vulnerable to violent attacks, bullying, and other forms of harassment.
To combat hate crimes and bias incidents in educational environments, many teachers and school administrators use law enforcement as a resource to educate students and staff on the nature of hate incidents and crimes and how to prevent them.
Create Public Awareness
Create a community-wide public awareness campaign that provides information, awareness, and resources for community members and victims of hate crimes. The awareness campaign can range from identifying intolerance to providing resources for potential victims.
Ngăn Ngừa Tội Ác Do Thù Ghét Trong Cộng Đồng Của Bạn
Mọi người đều có vai trò trong việc chặn đứng sự thù ghét và xây dựng những cộng đồng an toàn, và bao gồm mọi thành phần. Bạn có thể hành động như thế nào để chống lại sự thù ghét?
Nhận Diện Những Người Cùng Chí Hướng - Khuôn Mẫu Bảo Vệ An Ninh Cộng Đồng
Việc bảo vệ an ninh cộng đồng có mục đích tạo ra và nuôi dưỡng sự cộng tác trong cộng đồng để chống lại tội ác, cải thiện an ninh công cộng, và đối đầu với những sự gây rối. Đấu tranh chống tội ác, cải thiện an ninh công cộng, và đáp ứng với những rối loạn không chỉ bao gồm việc áp dụng luật pháp; mọi người trong cộng đồng cần tham gia để tìm ra giải pháp. Việc bao gồm cả những nhóm đa dạng mà cộng đồng của họ đã từng là nạn nhân của sự thù ghét là điều quan trọng.
Những thành viên có thể tham gia trong việc sử dụng khuôn mẫu bảo vệ an ninh cộng đồng:
Nguyên tắc bảo vệ an ninh cộng đồng giúp các cộng đồng và cơ quan thực thi luật pháp cùng kết hợp để ngăn ngừa và đáp ứng với những tội ác do thù ghét. Một cơ quan thực thi luật pháp tạo được nền tảng phối hợp với cộng đồng thường dễ nhận ra những biến cố thù ghét tiềm ẩn trước khi chúng tăng lên mức độ thành tội ác nghiêm trọng. Những cơ sở của việc bảo vệ an ninh cộng đồng nhấn mạnh sự kiện là toàn bộ cộng đồng đều có vai trò trong việc bảo vệ an ninh cộng đồng và chống lại tội ác.
Thiết lập sự phối hợp giữa Cơ Quan Thực Thi Luật Pháp và Cộng Đồng
Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thực thi luật pháp và cộng đồng là điều quan trọng để ngăn ngừa tội ác do thù ghét. Một vài phương thức hữu hiệu để bắt đầu hoặc củng cố sự phối hợp này gồm có:
Nối kết với những thành viên trong cộng đồng và hỏi họ là nên bao gồm những ai trong sự phối hợp ấy.
Tham khảo và tìm hiểu mức độ gắn bó giữa cơ quan thực thi luật pháp và việc bảo vệ an ninh cộng đồng, đồng thời nhận diện một viên chức giao tiếp hoặc người được ủy quyền tại những cơ quan thực thi luật pháp địa phương, người có thể giữ vai trò tiếp cận của việc bảo vệ an ninh cộng đồng. Tìm đến với cảnh sát trưởng hoặc sheriff, cũng như viên chức có vị thế then chốt mà bạn nghĩ nên giữ một vai trò trong việc phối hợp.
Hướng về các giải pháp thay vì chú tâm vào vấn đề khi gặp gỡ cảnh sát trưởng ở địa phương hoặc sheriff.
Tìm Hiểu Vấn Đề
Trước khi đề cập đến những tội ác do thành kiến hoặc thù ghét gây ra, mọi thành viên cần hiểu rõ vấn đề ở địa phương. Phương pháp khảo sát đúng nhất là theo khuôn mẫu SARA: nhận diện những nan đề, phân tích các sự kiện, đáp ứng để giảm bớt những vấn nạn, và khảo sát kết quả của việc đáp ứng. Khuôn mẫu SARA ban đầu được cơ quan thực thi luật pháp áp dụng để nhận diện và hiểu rõ vấn đề. Khuôn mẫu này có thể áp dụng cho mọi hoàn cảnh và bởi bất kỳ nhóm nào để đề cập đến những vấn đề đặc trưng mà cộng đồng đang phải đối đầu.
Nhận diện một Nhóm để tương tác với Cơ quan thực thi luật pháp cho Nạn nhân
Nạn nhân của thù ghét và những người dễ bị xúc phạm đôi khi mất niềm tin vào - hoặc khiếp sợ - cơ quan thực thi luật pháp, và xoay qua tìm sự giúp đỡ của những nhóm cộng đồng hay các tổ chức tôn giáo. Nhiều trong số những cơ quan ấy giữ vai trò cầu nối đến cơ quan thực thi luật pháp hoặc các nguồn hỗ trợ khác khi có liên quan đến giới chức thẩm quyền.
Mời Cơ Quan Thực Thi Luật Pháp và/hoặc Các Nhóm Cộng Đồng Đến Trường Học Của bạn
Phần lớn những tội ác do thành kiến hay thù ghét thường được gây ra bởi những người dưới 30 tuổi, với khoảng 17 phần trăm gây ra bởi người dưới 18.1. Tỷ lệ này có thể chưa chính xác bởi những biến cố hoặc tội ác do thù ghét nơi thiếu niên thường bị cho là hành vi bắt nạt. Giới thiếu niên dễ thành nạn nhân của những bạo hành, bắt nạt, và nhiều hình thức xách nhiễu khác.
Để chống lại những biến cố do thành kiến hay tội ác do thù ghét trong môi trường học đường, nhiều giáo viên và hiệu trưởng dùng cơ quan thực thi pháp luật như nguồn giúp giáo dục học sinh và nhân viên giảng huấn về bản chất của những sự kiện hoặc tội ác do thù ghét và cách ngăn ngừa chúng.
Tạo Sự Hiểu Biết Công Cộng
Tại một chiến dịch công cộng mở rộng trong cộng đồng cung cấp thông tin, sự hiểu biết, và nguồn trợ giúp cho các thành viên cộng đồng cũng như các nạn nhân tội ác do thù ghét. Chiến dịch tìm hiểu có thể bắt đầu từ việc nhận diện những hành vi thiếu khoan dung đến cung cấp nguồn trợ giúp cho những người có thể trở thành nạn nhân.
Original source: https://www.justice.gov/hatecrimes/preventing-hate-crimes-your-community
This resource is supported in whole or in part by funding provided by the State of California, administered by the California State Library in partnership with the California Department of Social Services and the California Commission on Asian and Pacific Islander American Affairs as part of the Stop the Hate program. To report a hate incident or hate crime and get support, go to CA vs Hate.