3 Practical Ways Senior Citizens Can Stay Safe
March 29, 2023
By EMILY KUMAGAI, Rafu Shimpo Contributor
Republished and translated into Vietnamese with permission from Rafu Shimp.
84-year-old Vicha Ratanapakdee died after being violently shoved into the ground while walking in San Francisco. 70-year-old Mrs. Ren was robbed and assaulted in broad daylight in her apartment building. 85-year-old Chui Fong Eng was stabbed while waiting for the bus.
With the surge of Asian hate crimes in the past few years, senior citizens have been particularly vulnerable. According to a new report released by Stop AAPI Hate, one out of four hate crime cases against adults aged 60 and up were physical assaults.
Senior citizens, while rich in wisdom, often lack the physical strength or acumen to defend themselves in dangerous situations. In order to defend themselves, seniors should equip themselves with the practical knowledge to prevent contact, escape dire situations, and handle the aftermath.
Here are three practical ways senior citizens can keep themselves safe, according to experts:
Have a Plan
Avoiding dangerous situations by planning ahead may be the best way to stay safe. Gene Kanamori, CEO of Keiro Services, suggests utilizing a buddy system to increase safety: “Call a friend to go to the market with you or arrange a delivery, let a friend or relative know if you are going out, tell them where and call them when you have returned safely.”
Proper scheduling can also decrease your chances of being a victim. “Know what time you’re going out,” says Kanamori. “If there have been a lot of attacks in the early morning or late at night, avoid going out during those times.”
Megan Teramoto, small-business counselor for Little Tokyo Service Center, suggests avoiding wearing jewelry, watches, or other accessories that may attract unwanted attention: “Material possessions are never more important than my own life. If a robber wants my purse or bag, I was always taught to throw it in one direction and then run the opposite way.”
Practice Awareness
Many victims of violent crime never have the opportunity to escape or defend themselves. “Situational awareness is the key to survival,” says Sensei Art Ishii, head of the Matsubayashi-Ryu Karate-Do.
Practicing awareness may seem like an obvious and simple tactic, but it must be second nature to be effective. Ishii Sensei suggests scanning your surroundings and creating a mental checklist of potential dangers and escape routes. He calls this mental checklist the “what-if conversation.”
Asking these “what-if” questions can help a senior formulate an effective plan before danger arises. Avoiding distractions is also important when practicing awareness. Looking at your phone or listening to music with both ears blocked will compromise your ability to detect threats. ”If you’re not paying attention, you won’t see the signs,” says Ishii.
Fight or Flight
Although some may assume that self-defense means engaging in hand-to-hand combat, disengaging is most often the best course of action. David Ito, the chief instructor of the Aikido Center of Los Angeles, cautions defenders to have a measured response to threats: “Be assertive, not aggressive. Aggressive responses can escalate a confrontation.”
However, when forced into a combat scenario, victims are often ill-matched in physical strength with their attacker. “When you have a bad knee, bad leg, or two replaced hips, you may have to consider doing what was otherwise unthinkable,” says Ishii Sensei. “I’m not talking about punching and kicking and destroying your opponent. It is about using the minimum amount of strength and skill necessary to escape the situation.”
This can come in the form of creating a commotion to demotivate an attacker or to call for help. Utilizing tools such as alarm whistles and pepper spray (with the proper training) can be invaluable in a self-defense scenario.
“Sometimes we have to go against the social, cultural norm. Get loud, draw attention to yourself, escalate to de-escalate,” says Ishii Sensei.
Older generations will tend to keep to themselves and downplay their struggles. Values such as “gaman” (to endure), while beautiful, do not help the community to prevent hate incidents. According to Stop AAPI Hate’s National Report, individuals aged 61 years or older only reported 7% of all hate incidents. Children aged 12-17 reported 9%. It is imperative that senior citizens draw attention to these crimes and that community members encourage them to do so.
“Reporting is key,” says Ishii Sensei. “A part of our culture is not to draw attention to yourself or your situation. In order to have an extra layer of protection and awareness, these [crimes] have to be reported so that we have an accurate understanding of the danger. Victims should understand that they are not to blame.”
Los Angeles organizations such as the Koban in Little Tokyo or the Little Tokyo Service Center offer assistance in reporting hate crimes should service in other languages be needed. For Japanese speakers, Nikkei Helpline (NHL) is available to help handle crisis cases at (213) 473-1633.
For those interested in arming themselves with self-defense knowledge, Ishii Sensei and his dojo have been holding several self-defense classes at various Japanese American community centers that are open to the public. The San Fernando Valley Japanese American Community Center, 12953 Branford St., Pacoima, is also hosting a self-awareness seminar for seniors where attendees can join and listen to more detailed information on how to stay safe on Friday, Nov. 11, from 9 to 11 a.m.
3 Phương Cách Thực Tiễn Đem Lại An Toàn Cho Cao Niên
EMILY KUMAGAI, Cộng tác viên của Rafu Simpo
Đăng lại và dịch sang tiếng Việt với sự đồng ý của Rafu Shimpo.
Cụ già 84 tuổi Vicha Ratanapakdee tử vong sau khi bị xô ngã xuống đất một cách tàn bạo khi đang đi bộ ở San Francisco. Cụ bà Ren, 70 tuổi bị cướp và hành hung ngay giữa ban ngày trong căn hộ chung cư của bà. Cụ Chui Fong Eng, 85 tuổi, bị đâm khi đang chờ xe buýt.
Với mức tăng vọt của tội ác do thù ghét người Á Châu trong vài năm qua, những vị cao niên đặc biệt rất dễ trở thành nạn nhân. Theo một tường trình mới được Chương Trình Ngưng Thù Ghét Người Á Châu Và Dân Các Hải Đảo Thái Bình Dương (Stop AAPI Hate) công bố thì cứ bốn tội ác do thù ghét nhắm vào người từ 60 tuổi trở lên lại có một vụ hành hung thể chất.
Các vị lớn tuổi, trong khi thừa trí thông minh, lại thường thiếu sức mạnh thể chất và sự nhanh lẹ để tự vệ khi gặp lúc nguy cấp. Để có thể tự vệ, các vị cao niên nên trang bị cho mình kiến thức thực tiễn để ngăn ngừa sự tiếp xúc, tránh né những tình cảnh nguy hiểm, và giải quyết hậu quả sự việc.
Sau đây là những phương thức thực tiễn quý vị cao niên cần để giữ an toàn cho bản thân:
Có sẵn một kế hoạch
Tránh những tình thế nguy cấp bằng cách hoạch định trước có thể là cách tốt nhất để được an toàn. Gene Kanamori, Giám Đốc Điều Hành của Keiro Services, cho biết tận dụng hệ thống bạn bè để gia tăng mức an toàn: "Rủ một người bạn đi chợ với mình hoặc yêu cầu giao hàng tại nhà, cho bạn hoặc người nhà biết là mình có việc phải ra ngoài, cho họ biết mình đi đâu và báo cho họ biết khi mình đã về nhà an toàn."
Lên chương trình rõ ràng có thể giúp làm giảm nguy cơ bị thành nạn nhân. "Biết rõ mình sẽ ra ngoài vào giờ nào," Kanamori nói. "Nếu những vụ tấn công xảy ra nhiều vào sáng sớm hay tối khuya, hãy tránh ra ngoài trong khoảng thời gian ấy."
Megan Teramoto, tư vấn viên các cơ sở thương mại nhỏ của Little Tokyo Service Center, đề nghị nên tránh đeo nữ trang, đồng hồ, hay các đồ trang điểm thường gợi sự chú ý không cần thiết: "Của cải vật chất hoàn toàn không quan trọng bằng mạng sống mình. Nếu một tên bất lương muốn giật ví hay túi xách, tôi luôn quăng nó về một phía và chạy về phía ngược lại."
Nên Biết Rõ Môi Trường Chung Quanh
Nhiều nạn nhân của tội ác bạo động hoàn toàn không có cơ hội trốn thoát hay tự vệ. "Hiểu biết về khung cảnh chung quanh là chìa khóa giúp cho mình sống sót," Sensei Art Ishii, chủ tịch của Matsubayashi-Ryu Karate-Do cho biết.
Việc nhận thức môi trường chung quanh xem ra có vẻ hiển nhiên và đơn giản, tuy nhiên phải tập thành thói quen thì mới có hiệu quả. Ishii Sensei gợi ý nhìn kỹ mọi thứ chung quanh, lập một danh sách trong đầu về những nguy cơ tiềm ẩn và những lối thoát hiểm. Ông đặt tên cho hoạt động này là "cuộc đối thoại nếu-như."
Đặt những câu hỏi "nếu-như" này có thể giúp cao niên vạch ra được kế hoạch hiệu quả trước khi nguy cơ thành hình. Cố tránh sự phân tâm cũng là điều quan trọng khi tìm hiểu môi trường chung quanh. Nhìn hoài vào điện thoại hay chăm chú nghe nhạc bằng cả hai tai làm giảm khả năng phát hiện những nguy cơ. "Nếu bạn không chú ý, bạn sẽ không phát hiện ra được những dấu hiệu," Ishii nói.
Đánh hay bỏ chạy
Mặc dù có người cho rằng tự vệ nghĩa là tham gia vào cuộc đấu tay đôi, tuy nhiên tránh né thường vẫn là giải pháp tốt nhất. David Ito, huấn luyện viên chính của Aikido Center ở Los Angeles, khuyến khích những người tự vệ nên phản ứng có cân nhắc trước những sự đe dọa: "Cương quyết nhưng không hung hăng. Những phản ứng hung hăng thường làm sự đối đầu thêm căng thẳng."
Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải đối đầu bằng võ lực, nạn nhân thường không cân xứng về sức mạnh thể chất đối với hung thủ. "Khi bạn thường đau đầu gối, đau chân, hay có hai bên hông thay khớp mới, bạn có thể làm điều mà người khác cho là bất khả," Ishii Sensei nói. "Tôi không nói về chuyện đấm, đá để tiêu diệt đối thủ. Nhưng là việc sử dụng năng lực tối thiểu cũng như sự khéo léo cần thiết để thoát ra khỏi khung cảnh ấy."
Điều này có thể phát sinh từ hình thức tạo thêm sự náo loạn để làm nản chí kẻ tấn công hoặc để kêu cứu. Dùng những thứ như còi báo động hoặc bình xịt cay (cần được huấn luyện chu đáo) có thể rất hiệu quả trong khung cảnh cần tự vệ.
"Nhiều khi chúng ta cần đi ngược lại những lề lối xã hội, văn hóa. Hét to, làm cho người khác chú ý, làm lớn chuyện để đối phương rút lui," Ishii Sensei cho biết.
Thế hệ lớn tuổi có khuynh hướng thu gọn vào chính họ và hạ thấp sự tranh đấu của họ. Những giá trị như "gaman" (chịu đựng), dù cao đẹp, nhưng không giúp cộng đồng ngăn ngừa những biến cố do thù ghét. Theo bản tường trình Quốc Gia của Stop AAPI Hate, những người từ 61 tuổi trở lên chỉ tố cáo 7% những biến cố do thù ghét. Trẻ em từ 12 đến 17 tố cáo 9%. Điều quan trọng là các vị cao niên nên chú ý đến những tội ác này và cộng đồng cũng nên khuyến khích họ làm điều đó.
"Tố cáo là điều căn bản," Ishii Sensei nói. "Một phần văn hóa chúng ta là không hướng sự chú ý vào bản thân hoặc hoàn cảnh của bản thân. Để có thể có thêm sự bảo vệ và tầm hiểu biết, những tội ác này cần phải bị tố cáo để chúng ta có sự hiểu biết chính xác về mối nguy hiểm. Nạn nhân nên hiểu rằng không ai đổ lỗi cho họ."
Các tổ chức ở Los Angeles như Koban ở Little Tokyo hoặc Little Tokyo Service Center cung cấp sự trợ giúp trong việc tố cáo những tội ác do thù ghét nếu cần sự giúp đỡ qua những ngôn ngữ khác. Với những người nói tiếng Nhật, Nikkei Helpline (NHL) nhận giúp đỡ trong những cơn khủng hoảng, xin gọi (213) 473-1633.
Với những ai muốn trang bị cho mình kiến thức tự vệ, Ishii Sensei và trường dạy võ của ông đã mở nhiều lớp học về tự vệ ở nhiều trung tâm Cộng Đồng Mỹ-Nhật dành cho công chúng. Trung Tâm Cộng Đồng Mỹ-Nhật San Fernando Valley, 12953 Branford St., Pacoima, cũng chủ tọa một cuộc hội thảo nâng cao sự hiểu biết về chính mình cho quý vị cao niên vào ngày 11 tháng 11, từ 9 đến 11 giờ sáng, nơi tham dự viên có thể đến để nghe những thông tin chi tiết về làm cách nào để giữ an toàn bản thân
Original article: https://rafu.com/2022/11/3-practical-ways-senior-citizens-can-stay-safe/
This resource is supported in whole or in part by funding provided by the State of California, administered by the California State Library in partnership with the California Department of Social Services and the California Commission on Asian and Pacific Islander American Affairs as part of the Stop the Hate program. To report a hate incident or hate crime and get support, go to CA vs Hate.