“What matters most in a story? If it’s good? Or if it’s true?”
November 15, 2022
These questions appear on screen at beginning of my all-time favorite artist Halsey’s last show of their headlining tour. The same show where my friend and I experienced a hate incident on July 9th, 2022.
If a hate incident can happen in Irvine, voted as America’s #1 Safest City for more than 15 years and has an AAPI population of almost 50%. Not only that, this happened at a Halsey concert, a queer and BIPOC singer that has been fiercely championing social justice since the start of their career. Hate incidents can and do happen everywhere. Just because you see less hashtags of #StopAAPIHate or #StopAsianHate does not mean racism is over.
My friend and I, two young Asian American women, were sitting in Section ORCH202, Row 22, Seats 11&12. There was a group of four friends sitting behind us who were rowdy before the concert started and they kept getting more drunk and belligerent as the concert went on, making rude comments every chance they got. During the encore the woman dumped her drink on her guy friend, splashing everyone around her, and then he dumped his whole drink on my friend, completely drenching her in sticky alcohol.
The guy had the nerve to try and laugh it off, tried to use his fingers to stop my mouth from moving as I was confronting them, and then laughed in our faces. After telling him to stop ruining our night, we turned back around to try and enjoy the last couple songs of the night.
Ironically, things got worse during “Nightmare.” The woman proceeded to say “Fuck those Asian bitches. Don’t let them ruin our night — they don’t belong here anyways.”
She not only said it once, but twice. Unsettled, I tried to get my belongings together to leave immediately once the encore finished. I was shining my phone flashlight trying to find my fallen jacket when I saw the woman pour alcohol on it, completely drenching my personal belongings. The drunkest guy laughed at how mad I was and all the woman had to say was “Good.”
At that point I had enough and asked security to help us. However, I was met with the most mediocre response. I pointed out the group to the supervisor onsite, but she was unable to get to them before the concert ended. Instead she made us walk BEHIND them for FIVE minutes until they eventually disappeared into the crowd in the parking lot. When I confronted the supervisor on her inaction she told me that she can’t legally stop them while they were walking away from her.
All she could offer me was that I could give her manager my information and file a complaint, but she did not know what her manager would do with that information nor if her manager would even do anything. Repeatedly she told me there was nothing she could do and so nothing was done.
I still cannot listen to any of Halsey’s music without immediately remembering their insults and laughs. It may be silly, but feeling that way about my favorite artist whose songs were the background music to every heartbreak, fun night out, major success I had in my life is devastating. There wasn’t a day that went by where I didn’t listen to at least one Halsey song and now all I can handle is radio silence.
To live in this country is to know that violence is a possibility wherever you go. Verbal abuse and drinks spilled could have easily led to something worse. I’ve been met with a lot of different responses when I share what happened. Most of the responses have been comforting, but there are too many I cannot shake off. I have been told that this is not a big deal. That at least I am alive. That at least I am not Vincent Chin so I should be grateful. That this is something every person of color has dealt with and this is “just life.”
Hearing that hurts worse than the actual hate incident. Because that’s what it was. Not rowdy concertgoers being too drunk, but a hate incident.
I remember after it happened that I wished the woman had punched me or physically hurt me so then I could have proof that something happened. So no one could doubt me because I knew they would if I didn’t have glaringly obvious proof.
If a tree falls and no one is there to hear it, does it make a sound? If you don’t record your trauma and become viral on the internet, did anything really happen?
Is that the standard now? To be stabbed, shot, bloody, brutalized, or dead so I can be worthy of my own anger and helplessness? Is physical pain the only acceptable sign of violence? When my mom crossed an entire ocean and sacrifice her future for mine, this is not the American Dream she thought I would have. The reality appears like I have to die to feel justified in taking up any space.
I cannot accept that. I cannot accept that we cannot do better. Culture is something we can change. Something we can build and grow into something we are proud of. Microaggressions and verbal abuse are never justified in any situation and they don’t have to grow into something more rotten to be nipped in the bud.
The importance of speaking up and stepping in, doing what is right, is a standard I expect out of anyone who calls themselves an ally or believes in social change. The people around us saw what was happening and ignored us. I felt so betrayed by the people around me because I thought we shared a bond as Halsey fans, but I am trying to be understanding. Maybe they were scared too. The people that taunted my friend and I were aggressive, loud, and clearly showed no remorse. It was not a black and white situation and everything escalated in minutes even though the group had been belligerent for the whole two hour concert.
People across all groups can seek to show allyship and solidarity, acts that do not have to be dramatic measures or require more police. Allies can begin by addressing microaggressions, or other casual forms of racism, as they often occur in our daily lives. And it’s in these small moments where movements can build and take off.
“What matters most in a story? If it’s good? Or if it’s true?” I think what also matters most in a story is if it’s listened to.
I tried listening to a Halsey song again yesterday and I feel disheartened that the first thing I feel is about the hate incident and not how empowered her music used to make me feel. I share this story to raise awareness and manifest a culture shift. But I am also sharing my story to reclaim my autonomy. To reestablish my power. To separate what brings me pain and what I love.
After the concert I reported the hate incident to the City, Live Nation, and Stop AAPI Hate because the most powerful way my story can exist is when it is spoken into the universe. In this case, it is recorded in data, in the hands of elected officials, and now with you. In less than a week I received assurances from city officials, security offers, and Live Nation senior leaders that other staff will be better trained. I will believe that when I see it. For public accountability and transparency, this is exactly what I hope to see so no one else will have to endure racial slurs while the people around them do nothing:
Bystander intervention training for all on-site staff, especially regarding conflict de-escalation and gathering information to ban belligerent guests
-Cultural competency training to best serve the diverse population of Orange County
In-language education materials and signage on how to recognize and report hate incidents, hate acts, and hate crimes in an easy to understand visual booklet
Anti-racist educational workshops for all Live Nation and FivePoint Amphitheatre staff
Emails listing out Bystander Intervention methods so concert goers can be informed on how to de-escalate a situation
On-screen and in-person announcements before the start of every event at Live Nation and FivePoint Amphitheatre about ways concert goers can intervene to de-escalate a conflict
On-screen and in-person announcements before the start of every event that Live Nation and FivePoint Amphitheatre do not condone any disorderly conduct, verbal harassment, racial slurs, and forms of hate. If such an incident occurs then security will promptly remove any perpetrators from the venue in a timely manner.
To my elected officials in Irvine and Orange County, there needs to be new legislation and policy changes similar to the demands listed about. The City of Irvine has invested and has been awarded for their hate crimes and incidents reporting portal. Someday I hope every city and town in this country will do the same.
I wrote this for my own healing and closure, but I am sharing it with you. Indulge me in my fangirl moment, but thank you to Halsey for being an artist I deeply admire and for continuing to be the soundtrack to my life even in the hardest of silences. Their music and how much they clearly love their fans makes me feel seen and less alone. I am still sad, angry, and embarrassed, but I am still here.
When we speak, there will always be someone who listens. One night I couldn't sleep and I had to speak my truth to anyone who would listen. I recorded a 90 second video sharing my experience and a month later, that video has over 200,000 views, I was on multiple news channels and radio stations, millions of people read or saw articles about me, celebrities knew my name, and Nguoi Viet translated an article
I was featured in and my family on the other side of the world knew in real-time what was happening to me. You all heard me and I have never felt more seen in my life.
I say this to myself and to anyone that’s still here, we are not invisible. We are not defeated. We are untouchable, worthy of respect because of who we are and not who others perceive us to be. We deserve to feel safe wherever we go and to have beautiful nights of music, dancing, friendship, and joy. We are loved and powerful.
We are you and I and whoever you are, thank you for reading until the end. I sincerely hope this is only the beginning to a more equitable, just future where we can sing “Nightmare” at the tops of our lungs with no fear because we belong here. That is my dream and I will keep speaking up to make it a reality. I hope you will too.
Biography:
Catt Phan is the Senior Communications and Training Manager at Cause Communications, where she combines her experience in community relations, strategic communications, and storytelling with a passion for amplifying community strength and developing culturally nuanced leaders from diverse backgrounds. Catt provides day-to-day support across Cause’s consulting projects and helps train cohorts of nonprofits on effective communications through Cause’s capacity building services.
Driven by her passion to advance justice and equity, Catt has distinct expertise in using grassroots organizing to advocate for social change on every level, from local hard-to-reach communities to national service campaigns. She is a sought after and trusted thought partner and has been featured on multimedia channels, including NBC News, LAist, and Netflix, for her cultural expertise. Recently, Catt spearheaded all communications dedicated to cultivating a pipeline of over 150,000 leaders across the nation. Using culturally relevant workshops and programs and innovative storytelling platforms, she effectively leveraged communications strategies to strengthen and connect with audiences in more than 20 countries. Catt has been on the frontlines of historic election cycles, social justice movements, and education initiatives where her skills in capacity building, civic engagement, and mental health advocacy have led to tangible social impact.
Catt earned her Bachelor of Arts in Global Studies and Professional Writing from University of California, Santa Barbara and her Master’s in Public Administration with a Public Policy Certificate from University of Southern California. She enjoys nature hikes, complaining about being too sore from the aforementioned hikes, playing board games with her partner, and watching reality TV with her mom.
"Điều gì quan trọng nhất trong một câu chuyện? Truyện hấp dẫn? Hay truyện đúng sự thật?”
Những câu hỏi này xuất hiện trên màn hình ngay khi bắt đầu buổi diễn cuối cùng của nghệ sĩ Halsey mà tôi ái mộ trong chuyến lưu diễn nổi tiếng của họ. Cũng trong buổi trình diễn ngày 9 tháng 07 năm 2022 ấy, bạn tôi và tôi vướng vào một vụ liên quan đến thù ghét.
Một biến cổ về thù ghét xảy ra ở Irvine, nơi suốt 15 năm trời được bình chọn là Thành Phố An Toàn nhất nước Mỹ và gần tới 50% dân số là người Á Châu và dân Hải Đảo Thái Bình Dương. Chẳng những thế, biến cố này xảy ra trong buổi trình diễn của Halsey, một người đồng tính và là ca sĩ BIPOC, người đã từng hăng hái dẫn đầu về công lý xã hội ngay từ khi khởi nghiệp. Những chuyện liên hệ đến thù ghét có thể và đã từng xảy ra ở mọi nơi. Bạn ít gặp #StopAAPIHate hoặc #StopAsianHate không có nghĩa là nạn kỳ thị chủng tộc không còn nữa.
Tôi và bạn tôi, hai phụ nữ Mỹ gốc Á Châu, đang ngồi ở Khu ORCH202, Hàng 22, Ghế số 11&12. Có một nhóm bốn người ngồi sau lưng chúng tôi rất ồn ào trước khi buổi trình diễn khai mạc và họ càng lúc càng say và hung hăng trong suốt buổi trình diễn, luôn miệng nói những câu thô lỗ mỗi khi có dịp. Đến màn tái trình diễn người đàn bà đổ thức uống của chị ta lên người gã bạn trai, văng lên những người ngồi chung quanh, rồi chị ta đổ nguyên chỗ nước còn lại lên người cô bạn tôi, làm cả người cô dính nhơm nhớp chất rượu.
Gã thanh niên cả gan cười trừ, dùng ngón tay chặn lấy miệng tôi khi tôi lên tiếng phản đối, và cười vào mặt hai đứa tôi. Sau khi bảo họ đừng làm hư mất buổi tối của chúng tôi, chúng tôi quay lại tiếp tục thưởng thức những bản nhạc còn lại của buổi trình diễn.
Chuyện khôi hài xảy ra ngay phần trình diễn bài "Ác Mộng." Người đàn bà nói lớn tiếng "Đù Má mấy con chó cái Á Châu này. Đừng để chúng nó làm hư buổi tối của mình - đây không phải là chỗ của chúng nó."
Chị ta không chỉ nói một lần, mà tới hai lần. Bực bội, tôi thu góp đồ của mình và rời khỏi nơi nó ngay sau phần tái trình diễn kết thúc. Lúc mở đèn bin trong điện thoại để soi tìm cái áo khoác bị rớt tôi thấy người đàn bà đổ rượu lên đó, làm ướt nhẹp đồ của tôi. Gã say nhất cười nhạo khi thấy tôi nổi giận còn người đàn bà chỉ nói "Tốt."
Tới lúc ấy, chịu hết nổi, tôi gọi nhân viên an ninh để được giúp đỡ. Tuy nhiên sự đáp ứng của họ rất tồi tệ. Tôi cho viên chức giám thị thấy bọn ấy, nhưng bà ta không thể làm gì được trước khi buổi trình diễn kết thúc. Chẳng những thế, bà ta yêu cầu chúng tôi đi SAU bọn họ NĂM phút cho tới khi họ tản mát vào đám đông ở bãi đậu xe. Khi tôi chất vấn viên giám thị về thái độ thụ động của bà ta, bà ta bảo theo luật bà ta không thể chặn họ lại khi họ bước càng lúc càng xa bà ta.
Tất cả những gì bà ta có thể làm cho tôi là chuyển thông tin của tôi lên giám đốc và viết một đơn khiếu nại, tuy nhiên bà ta không biết giám đốc của bà sẽ làm gì với những thông tin ấy và ngay cả sẽ có đáp ứng nào không. Bà ta nói đi nói lại với tôi là bà ta không thể làm gì và vì vậy không có cách giải quyết nào.
Tới giờ tôi vẫn không thể nghe bản nhạc nào của Halsey mà không nhớ ngay lại những lời nói và tiếng cười nhục mạ. Nói ra nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng cảm giác như thế về người nghệ sĩ tôi mến chuộng mà những bản nhạc thường được dùng làm nhạc nền cho những chuyện buồn tan nát cõi lòng, buổi tối rong chơi, sự thành công lớn lao trong đời tôi đã bị tàn phá. Không có ngày nào trôi qua mà tôi không nghe ít nhất một bản nhạc của Halsey vậy mà bây giờ tôi không dám mở radio nữa.
Sống ở đất nước này là phải hiểu rằng bất cứ đi đến đâu bạn cũng có thể phải đối đầu với bạo động. Những lời nhục mạ hoặc tạt thức uống vào người khác có thể dễ dàng dẫn tới điều gì khác trầm trọng hơn. Tôi đã nghe rất nhiều những phản ứng khác nhau khi tôi kể lại. Phần lớn là những lời an ủi, nhưng cũng có những câu nghe rồi, không xóa bỏ đi được. Có người bảo chuyện nhỏ mà. Và tôi sống sót đã là may rồi. Rằng ít ra tôi cũng không bị như Vincent Chin thành ra tôi nên mừng mới phải. Rằng dân da màu gặp chuyện ấy là thường và "đời là thế."
Những câu nói ấy làm tổn thương nhiều hơn những vụ xung đột do thù ghét thực sự. Bởi nó là như thế. Đó không phải là chuyện đám người đi xem trình diễn rồi say rượu mà là một biến cố liên quan đến sự thù ghét.
Tôi còn nhớ sau khi chuyện xảy ra tôi ước chi người đàn bà ấy đấm tôi hoặc gây tổn thương thể chất cho tôi để tôi có bằng chứng là chuyện thực sự xảy ra. Để không ai nghi ngờ tôi bởi vì chắc chắn họ không tin tôi khi tôi không đưa ra được bằng chứng hiển nhiên.
Nếu một thân cây đổ xuống và không có ai ở gần để nghe thấy, nó có gây ra tiếng động không? Nếu bạn không thu hình được sự tổn thương của bạn và lan toả rộng rãi trên mạng, thì thực sự có chuyện gì xảy ra không?
Có phải bây giờ sống theo tiêu chuẩn ấy? Cứ phải bị đâm, bị bắn, bị đổ máu, bị đối xử tàn bạo, hoặc chết thì mới đáng để biểu lộ sự giận dữ hay vô vọng của riêng tôi chăng? Có phải chỉ cái đau thân xác mới là dấu hiệu được công nhận là bạo động đã xảy ra? Khi mẹ tôi vượt cả một đại dương và hy sinh tương lai của bà cho tôi, thì đây không phải là Giấc Mơ Mỹ mà tôi ấp ủ. Thực tế có vẻ như tôi phải chết để cảm thấy rằng mình được quyền có một không gian để sống.
Tôi không thể chấp nhận chuyện đó. Tôi không thể chấp nhận là chúng ta không thể làm tốt hơn. Văn hóa là thứ chúng ta có thể làm thay đổi. Là thứ chúng ta có thể xây dựng và trưởng thành bên trong nó, thứ mà chúng ta hãnh diện về nó. Những thái độ hung hăng nho nhỏ và áp bức về ngôn ngữ không thể biện minh được trong bất kỳ hoàn cảnh nào và chúng không thể lan tràn thành một thứ cỏ dại, chúng cần được xóa bỏ ngay trong trứng nước.
Tầm quan trọng của việc lên tiếng hay can thiệp, làm chuyện phải, là một tiêu chuẩn tôi trông chờ ở mọi người, những ai đã tự nhận là đồng minh hoặc tin tưởng vào sự thay đổi xã hội. Đám đông quanh tôi chứng kiến sự việc nhưng vẫn làm ngơ. Tôi cảm thấy bị phản bội bởi những người chung quanh tôi bởi tôi ngỡ họ với tôi có cùng mối quan hệ cùng là người ái mộ Halsey, và tôi cố hiểu dùm họ. Có thể họ cũng sợ. Những kẻ chọc ghẹo bạn tôi và tôi rất hung hăng, ồn ào, và rõ ràng là không bộc lộ chút áy náy nào. Đó không phải là tình trạng trắng đen phân minh và sự việc trở nên gay go từng phút một cho dù đám người ấy đã hung hăng suốt hai tiếng đồng hồ của buổi trình diễn.
Người của các nhóm có thể bày tỏ sự đồng thuận và đoàn kết, hành vi không cần đến mức lớn lao hay cần sự can thiệp của cảnh sát. Đồng minh với nhau có nghĩa là phát biểu về một chuyện dù nhỏ, hoặc hình thức kỳ thị tưởng như không đáng gì, như vẫn thường xảy ra hàng ngày trong đời sống chúng ta. Chính từ những thời điểm nhỏ nhặt ấy mà những phong trào trở nên lớn mạnh.
"Điều quan trọng nhất trong một câu chuyện là gì? Chuyện hấp dẫn? Hay chuyện đúng sự thật?" Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong một câu chuyện là nó được lắng nghe.
Hôm qua tôi cố nghe lại một bài hát của Halsey và tôi cảm thấy đau lòng bởi điều đầu tiên tôi cảm nhận là về sự kiện thù ghét chứ không phải sức mạnh mà âm nhạc của cô đem lại cho cảm quan tôi. Tôi chia sẻ câu chuyện này để khơi gợi sự nhận thức và bày tỏ một sự chuyển hướng văn hóa. Nhưng tôi cũng chia sẻ câu chuyện để lấy lại sự tự chủ của tôi. Để tái thiết lập quyền lực của tôi. Để tách rời điều làm tôi đau đớn ra khỏi điều tôi yêu thích.
Sau buổi hòa nhạc tôi báo cáo sự kiện thù ghét cho Thành Phố, Live Nation, và Stop AAPI Hate bởi cách mạnh nhất để câu chuyện của tôi được tồn tại là khi nó được lan truyền trong vũ trụ. Trong trường hợp này, nó được thâu lại thành dữ kiện, trong tay của những viên chức dân cử và bây giờ nó đến tay bạn. Không đầy một tuần sau tôi nhận được lời trấn an của viên chức thành phố, <<<security offers, và các viên chức thâm niên của Live Nation rằng các nhân viên khác sẽ được huấn luyện kỹ hơn. Tôi tin tưởng điều đó khi tôi được chứng kiến nó. Trách nhiệm và sự minh bạch công cộng, đó chính là điều tôi mong mỏi được nhìn thấy để không còn ai phải nghe những lời mỉa mai sắc tộc trong khi những người chung quanh không có phản ứng nào:
Huấn luyện việc can thiệp của khách bàng quan cho tất cả nhân viên tại chỗ, đặc biệt chú trọng đến việc giảm sự xung đột và thu thập tin tức để cấm những người khách hung hăng.
Huấn luyện về năng lực văn hóa để phục vụ mức tốt nhất với dân số đa dạng ở Quận Cam.
Những tài liệu gom thành cuốn sách nhỏ có hình ảnh minh họa và dễ hiểu để huấn luyện về cách nhận diện và báo cáo những ngôn ngữ và dấu hiệu liên quan đến các biến cố thù ghét, những hành động thù ghét, và những tội ác do thù ghét.
Các khóa học nghiêng về giáo dục chống kỳ thị chủng tộc cho tất cả nhân viên Live Nation và FivePointAmphitheatre.
Gửi tài liệu liệt kê những phương pháp Can Thiệp Của Người Qua Đường bằng email để người đi dự các buổi trình diễn được thông báo về cách làm cho tình thế bớt căng thẳng.
Thông báo trên màn hình và cho từng người trước khi khai mạc mọi cuộc trình diễn tại Live Nation và FivePointAmphitheatre để khán giả có thể can thiệp làm giảm cuộc xung đột.
Thông báo trên màn ảnh và cho từng người trước mọi buổi trình diễn rằng Live Nation và FivePointAmphitheatre không chấp nhận những hành vi gây rối, sự xách nhiễu bằng lời, ngôn ngữ phỉ báng sắc tộc, và mọi hình thức thù ghét. Nếu những hành vi ấy xảy ra nhân viên an ninh sẽ yêu cầu người gây rối rời khỏi hội trường đúng lúc.
Với những viên chức dân cử của tôi ở Irvine và Quận Cam, cần có những thay đổi về luật lệ và chính sách tương ứng với danh sách yêu cầu. Thành phố Irvine đã đầu tư và được tài trợ cho công cuộc ngăn ngừa và báo cáo tội ác cũng như các biến cố liên hệ đến thù ghét. Tôi hy vọng một ngày nào đó mọi thành phố sẽ có những biện pháp tương tự.
Tôi viết bài này như một cách giúp hồi phục và khép lại cho chính tôi, nhưng tôi chia sẻ nó với các bạn. Chìm đắm trong giây phút say mê của người ái mộ, nhưng cũng nhờ Halsey trong vai trò nghệ sĩ mà tôi vô cùng ái mộ, người liên tục là dòng nhạc đời tôi ngay cả trong những phút giây im lặng nặng nề nhất. Âm nhạc của họ và tình yêu của họ dành cho khán giả ái mộ giúp tôi cảm thấy hiện hữu và bớt lẻ loi. Tôi vẫn buồn, giận, và xấu hổ, nhưng tôi vẫn ở đây.
Khi chúng ta nói, luôn luôn sẽ có người lắng nghe. Một đêm kia tôi không ngủ được và tôi phải nói ra sự thực với bất kỳ ai lắng nghe. Tôi thu lại một video 90 giây chia sẻ kinh nghiệm của tôi một tháng sau đó, video ấy có hơn 200,000 lượt xem, tôi đã lên phần tin tức của nhiều đài, hàng triệu người đọc và xem những bài viết về tôi, những người nổi tiếng biết tên tôi, và báo Người Việt dịch bài viết của tôi. Tôi xuất hiện và gia đình tôi ở phía bên kia trái đất biết từng giờ chuyện gì xảy ra cho tôi. Tất cả các bạn đã nghe nói về tôi và trong đời, tôi chưa bao giờ cảm thấy được nhiều người biết đến như vậy.
Tôi nói điều này với tôi và với bất kỳ ai còn có mặt ở đây, rằng chúng ta không vô hình. Chúng ta không bị đánh bại. Không ai động đến chúng ta được, chúng ta đáng được tôn trọng vì chính con người chúng ta chứ không vì cái mà người khác gán ghép cho chúng ta. Chúng ta xứng đáng được an toàn bất kỳ nơi nào chúng ta tìm đến để có một đêm vui thưởng thức âm nhạc, khiêu vũ, thân hữu, và vui nhộn. Chúng ta được yêu thương và có sức mạnh.
Chúng ta là bạn, là tôi, là bất cứ ai hiện hữu, cảm ơn bạn đã đọc đến cuối bài. Tôi thực tâm hy vọng đây chỉ là bước khởi đầu cho một tương lai công bằng và bình đẳng hơn nơi chúng ta có thể cao giọng hát bài "Nightmare" mà không sợ hãi bởi vì chúng ta thuộc về nơi này. Đó là giấc mơ của tôi và tôi sẽ tiếp tục nói đến khi nó thành hiện thực. Tôi hy vọng bạn cũng làm như thế.
Tiểu sử:
Cát Tường Phan là Giám Đốc Thâm Niên Về Đào Tạo Và Truyền Thông tại Cause Communications, nơi cô kết hợp kinh nghiệm bản thân về giao tiếp cộng đồng, giao tiếp chiến thuật, và kể chuyện với khát vọng tăng cường sức mạnh cộng đồng và đào tạo những nhà lãnh đạo thấm nhuần về văn hóa từ những nền tảng khác nhau. Catt cung cấp sự hỗ trợ hàng ngày cho những dự án cố vấn của Cause và giúp huấn luyện nhiều nhóm phi lợi nhuận về truyền thông hiệu quả qua những dịch vụ giúp đào tạo năng lực của Cause.
Thúc đẩy bởi nhiệt tâm thăng tiến công lý và bình đẳng, Catt có khả năng chuyên môn trong việc dùng những tổ chức cơ sở để cổ võ cho sự thay đổi xã hội ở mọi cấp độ, từ những cộng đồng khó tìm đến ở địa phương đến các công cuộc vận động toàn quốc. Cô được nhiều người tìm đến. Cô là thành viên được chọn lựa và tin cậy, và đã xuất hiện trên nhiều kênh thông tin đa dạng, gồm NBC News, LAist, và Netflix, nhờ khả năng chuyên môn của cô về văn hóa. Mới đây, Catt là chủ lực cho tất cả các nguồn truyền thông dành cho việc đào tạo trên 150,000 người lãnh đạo trên toàn quốc.Qua những buổi hội thảo và những chương trình liên quan đến văn hóa và cơ sở chuyện kể mang tính sáng tạo, cô đã tận dụng việc giao tiếp một cách hiệu quả để tăng cường sức mạnh và liên kết với thính giả trên hơn 20 quốc gia. Catt đã từng đứng ở tuyến đầu trong những chu kỳ bầu cử lịch sử, những phong trào công lý xã hội, và sáng kiến giáo dục nơi mà những năng khiếu về năng lực kiến tạo, việc tham gia dân sự, và bảo hộ sức khỏe tinh thần đã đưa đến những thành quả xã hội vững chắc.
Catt tốt nghiệp Cử Nhân Các Môn Học Về Toàn Cầu và Viết Văn Chuyên Nghiệp tại Đại Học California, Santa Barbara và bằng Thạc Sĩ về Điều Hành Công Cộng cùng Chứng Chỉ về Chính Sách Công Cộng tại Đại Học Southern California. Cô thích đi dã ngoại, rồi than thở vì đau nhức sau chuyến đi, chơi cờ với bạn của cô, và xem các chương trình truyền hình thực tiễn với mẹ cô.
This resource is supported in whole or in part by funding provided by the State of California, administered by the California State Library in partnership with the California Department of Social Services and the California Commission on Asian and Pacific Islander American Affairs as part of the Stop the Hate program. To report a hate incident or hate crime and get support, go to CA vs Hate.