Rising Hate: Focus On Prevention & Crimes It Triggers

January 18, 2023 | By McKenzie Jackson - California Black Media

When hip hop icon and fashion designer Kanye West wore a black, long-sleeved shirt with “WHITE LIVES MATTER” emblazoned on the backside in white block letters at his Yeezy fashion show in Paris on Oct. 3, it started a national conversation on racism that intensified four days later when West broadcast on Twitter that he was going to go “death con 3 On JEWISH PEOPLE” in a since deleted tweet.

Then, on Oct. 27, NBA player Kyrie Irving posted a link on Twitter to the 2018 film “Hebrew to Negroes: Wake Up Black America,” and shared a screenshot on Instagram of the film’s rental page on Amazon. The film, directed by Ronald Dalton Jr., who also wrote a 2014 book under the same name, contains antisemitic tropes disparaging Jewish people.  The film also claims the Holocaust never happened.

Irving was suspended for several games by the Brooklyn Nets for refusing to say he has no antisemitic beliefs and Nike suspended his shoe contract. Irving has apologized for his social media actions, and discussions on biased hate in the U.S. have been heightened.

Los Angeles Lakers star Lebron James said on Nov. 6 that Irving was in the wrong.

“Me, personally, I don’t condone any hate of any kind,” James told the media. “To any race. To Jewish communities, to Black communities, to Asian communities.”

According to the FBI, over 10,000 people nationally reported to law enforcement in 2021 that they were victims of hate crimes because of their race or ethnicity, sexual orientation, gender, religion or disability.

Hate is on the rise in California. For example, there was a 6% increase in hate crimes and hate incidents in Orange County from 2020 to last year.

Of the 398 bias-motived activities, Black people were the target of 25 incidents and 16 crimes, according to the “2021 Orange County Hate Crimes Report” released by Orange County Human Relations Council on Sept. 15.

Don Han, the Council’s director of operations, said the trend is concerning.

“Orange County has 2% African Americans in the demographic, so a very small percentage, but in terms of hate crimes they are within the top three,” Han said. “That speaks volumes for us, and that is something very intentional for us in how we support the community here in Orange County, so that people can feel that they belong.”

A hate incident is an action or behavior motivated by hate but legally protected by the First Amendment right to freedom of expression. A hate crime is an illegal action committed against an individual, group, or property motivated by the victim’s real or perceived protected social group.

Overall, there were 97 documented hate crimes in Orange County and 301 reported hate incidents a year ago. A large swath of the incidents in 2021 — 153, a 164% increase from 2020 — were against Asian/Pacific Islanders. Sixteen crimes were committed against gay men, while 26 of the crimes had an unknown bias.

The rise in hate crimes and incidents in the Southern California county is part of a broader pattern around the Golden State.

A report released by California Attorney General Rob Bonta in June revealed hate crimes inspired by racism and homophobia resulted in a 33% uptick in reported incidents in the state in 2021.

Hate crimes against Blacks were the most prevalent, according to the state report. There were 513 crimes committed against Blacks in 2021, 13% more than the 456 in 2020. Overall, there were 1,763 crimes reported in 2021. Crimes spurred by sexual orientation bias jumped from 205 in 2020 to 303 in 2021.

Crimes involving religion bias increased from 180 in 2020 to 218 last year. Crimes involving a gender bias decreased to 54 in 2021 from 62 in 2020.

Gov. Gavin Newsom signed Assembly Bill 2282, meant to crack down on hate crimes and protect minority communities in California, on Sept. 18. The bill equalizes and strengthens penalties for using hate symbols and bolsters security for targeted religious and community-based nonprofits.

“California will not tolerate violence terrorizing any of our communities, and this measure updates state law to punish the use of universally recognized symbols of hate equally and to the fullest extent of the law,” Newsom said. “California will continue to lead the fight to stamp out hate and defend those under attack for who they are, how they identify, or what they believe in.”

The legislation brings parity to penalties for burning crosses and using swastikas and nooses. Using a noose as a hate symbol currently has the lightest penalty of the three while cross burning is the most highly penalized. People who use any of the three symbols of hate will be subject to the strongest of these criminal penalties under the signed bill.

Assemblymember Rebecca Bauer-Kahan (D-Orinda), AB 2282’s author, said hate symbols are violent and terrifying.

“With hate crimes increasing across the state, it is critical to recognize the power and destructiveness of these symbols, and restrict their use equally,” she said.

On Aug. 21 Krishnan Jayaraman, who is Indian was in a Taco Bell in Fremont when Singh Tejinder hurled anti-Hindu comments and racists slurs at him. Tejinder used the N-word several times, called Jayaraman a “dirty Hindu,” and seemingly twice spit at Jayaraman.

Tejinder, who is Asian/Indian, was charged by Fremont police with a hate crime in violation of civil rights, assault and disturbing the peace by offensive language.

Han of the OC Human Relations Council said his group attempts to prevent hate activities in the county by organizing educational programs with schools and other organizations.

“We work with different communities on hate crime prevention and on how to report a hate crime and hate incidents,” he said. “We work with law enforcement. If they are responding to a hate crime, and the victim speaks a language other than English, we are able to connect them with organizations that we partner with to make communication possible.”

Reena Hajat Carroll, executive director of the California Conference for Equality and Justice (CCEJ) in Long Beach, said racism and bigotry are big problems in California.

CCEJ battles prejudice via workshops and trainings in schools, and with its restorative youth diversion program, meant to be an alternative to the juvenile justice system.

“CCEJ’s work with young people is key,” said Carroll. “It creates a generation of people who know how important it is for us all to fight bias, bigotry, and racism. No matter what age, no matter what race, etc. We have to all be in this together because the problem is too pervasive.”

Han said the best way to prevent hate activities is education and for to people get to know each other.

“We have created a safe space to have conversations, so hopefully those conversations will create common ground,” he said. “If you know someone as a person or another human being, when you truly know me and we know each other, it’s harder to have bias-motivated feelings.”

For more information on hate crimes and resources victims, visit https://oag.ca.gov/hatecrimes.

This report was supported in whole or in part by funding provided by the State of California, administered by the California State Library.


Thù Ghét Gia Tăng: Chú Trọng Vào Ngăn Ngừa & Tội Ác Mà Thù Ghét Gây Ra

Tác giả: Mckenzie Jackson - California Black Media

Khi thần tượng "hip hop" và nhà vẽ kiểu thời trang Kanye West mặc một chiếc áo sơ mi đen, tay dài, sau lưng in đặm những chữ "MẠNG NGƯỜI DA TRẮNG QUAN TRỌNG" trong buổi trình diễn thời trang Yeezy ở Paris ngày 3 tháng 10, thì điều này đã khơi dậy một cuộc thảo luận toàn quốc về kỳ thị sắc tộc, và trở nên sôi động bốn ngày sau đó khi West đăng trên Twitter của mình là anh ta sẽ tiến hành "sẵn sàng dàn quân chống NGƯỜI DO THÁI" và phần đăng này sau đó đã bị xóa đi.

Rồi, vào ngày 27 tháng 10, cầu thủ Kyrie Irving của NBA đăng trên Twitter một đường nối đến cuốn phim năm 2018 "Hebrew to Negroes: Wake Up Black America," và đăng trên Instagram hình chụp trang cho mướn phim của Amazon. Cuốn phim, do Ronald Dalton Jr. đạo diễn, người đã từng viết một cuốn sách cùng tên vào năm 2014, chứa đựng những ngôn từ bóng bẩy phỉ báng người Do Thái. Cuốn phim cũng cho là Holocaust không hề xảy ra.

Irving bị đội Brooklyn Nets cấm tham gia vài trận đấu vì không chịu xác nhận là mình không có tư tưởng bài Do Thái và Nike cũng tạm ngưng hợp đồng quảng cáo giầy của anh ta. Irving đã xin lỗi vì những hành vi của mình trên truyền thông xã hội, và những cuộc tranh luận về sự thù ghét do thành kiến ở nước Mỹ đã gia tăng.

Cầu thủ Lebron James của Los Angeles Lakers phát biểu ngày 6 tháng Mười Một rằng Irving đã sai lầm.

"Cá nhân tôi, tôi không chấp nhận bất cứ hình thức thù ghét nào," James phát biểu trên truyền thông. "Với bất kỳ sắc tộc nào. Với cộng đồng Do Thái, với cộng đồng Da Đen, với cộng đồng Á Châu."

Nguồn tin từ FBI cho biết năm 2021, trên toàn quốc đã có hơn 10,000 người tố cáo với nhân viên công lực rằng họ là nạn nhân của những tội ác do thù ghét vì màu da, chủng tộc, định hướng tính dục, phái tính, tôn giáo hoặc phế tật.

Sự thù ghét đang gia tăng ở California. Ví dụ, từ 2020 tới năm ngoái, tội ác và những biến cố do thù ghét đã tăng 6% ở Orange County.

Theo "Tường Trình Về Tội Ác Do Thù Ghét Ở Orange County Năm 2021" do Hội Đồng Liên lạc Nhân Sự Quận Cam (Orange County Human Relations Council) công bố ngày 15 tháng Chín, trong số 398 vụ gây ra do thành kiến, người Da Đen là mục tiêu của 25 biến cố và 16 tội ác.

Don Han, giám đốc điều hành của Hội Đồng, cho biết khuynh hướng này rất đáng lo ngại.

"Dân số Orange County có 2% là người Mỹ gốc Phi Châu, một tỷ lệ thấp, nhưng về mặt tội ác do thù ghét họ thuộc về ba nhóm hàng đầu," Han nói. "Điều ấy khiến chúng ta phải quan tâm, và phải hướng về mục đích hỗ trợ cộng đồng ở Orange County này, sao cho mọi người cảm thấy họ không bị bỏ rơi."

Một sự kiện thù ghét là một hành động hay thái độ khích động bởi thù ghét nhưng vẫn hợp pháp và được bảo vệ bởi Tu Chánh Án Thứ Nhất liên quan đến quyền tự do phát biểu. Một tội ác do thù ghét là một hành vi phạm pháp chống lại một cá nhân, nhóm, hay tài sản, khích động bởi một thành phần xã hội được bảo vệ của nạn nhân, có thể là thực sự hay chỉ do cảm nhận. 

Nhìn chung, cách đây một năm, đã có 97 tội ác do thù ghét được lập hồ sơ ở Orange County và  301 vụ liên quan đến thù ghét đã được báo cáo. Một số lượng lớn những sự kiện năm 2021 - 153 vụ, tăng tới 164% so với năm 2020 - nhắm vào người Á Châu/dân hải đảo Thái Bình Dương. Mười sáu tội ác chống lại đàn ông đồng tính, trong khi có 26 tội ác vì thành kiến không cơ sở. 

Sự gia tăng tội ác và các biến cố do thù ghét ở quận phía Nam California là một phần của khuôn mẫu rộng lớn hơn ở Golden State.

Một bản tường trình của Bộ Trưởng Tư Pháp California Rob Bonta vào tháng Sáu cho thấy tội ác do thù ghét liên quan tới kỳ thị sắc tộc và ghét người đồng tính gây ra gia tăng 33% trong số những sự việc được tố cáo trong tiểu bang năm 2021. 

Theo báo cáo của tiểu bang, tội ác do thù ghét chống lại người Da Đen là thứ nổi bật nhất. Năm 2021 có 513 tội ác chống lại người Da Đen, so với 456 vào năm 2020 là tăng 13%. Năm 2021, tội ác do thành kiến với định hướng phái tính tăng từ 205 năm 2020 lên 303 năm 2021.

Tội ác liên quan đến thành kiến về tôn giáo từ 180 năm 2020 tăng lên 218 năm 2021. Tội ác liên quan đến thành kiến về giới tính giảm từ 62 năm 2020 xuống 54 năm 2021.

Ngày 18 tháng Chín, Thống Đốc Gavin Newsom ký Assembly Bill 2282, với mục đích ngăn cấm tội ác do thù ghét và bảo vệ các cộng đồng thiểu số ở California. Dự luật này đem lại sự thăng bằng và gia tăng hình phạt cho việc dùng những biểu tượng thù ghét và tăng cường an ninh cho những cơ quan tôn giáo phi lợi nhuận đặt cơ sở trong cộng đồng.

Newson tuyên bố, "California sẽ không dung thứ bạo động nhắm vào bất cứ thành phần nào của cộng đồng chúng ta, và biện pháp này chấn chỉnh luật tiểu bang nhằm trừng phạt đồng đều việc sử dụng những biểu hiệu của sự thù ghét đã được công nhận rộng rãi và tới mức tối đa mà luật pháp cho phép. California sẽ tiếp tục dẫn đầu cuộc tranh đấu dập tắt sự thù ghét  và bảo vệ những người bị tấn công vì chính bản thân họ, danh tính họ, hoặc nơi họ đặt niềm tin vào."

Pháp luật đem lại hình phạt tương xứng cho việc đốt thánh giá và dùng chữ vạn hay thòng lọng. Dùng thòng lọng như biểu hiện của sự thù ghét hiện nay nhận hình phạt nhẹ nhất trong ba hành vi vừa kể trong khi đốt thánh giá bị phạt nặng nhất. Những ai dùng bất kỳ thứ nào trong ba biểu tượng của sự thù ghét vừa kể sẽ phải nhận những hình phạt hình sự nặng nề nhất theo đạo luật vừa được thông qua.

Dân Biểu Quốc Hội Rebecca Bauer-Kahan (D-Orinda), tác giả của AB 2282, nói những biểu tượng thù ghét mang tính bạo động và ghê sợ. 

Bà nói, "Với sự gia tăng tội ác do thù ghét trong suốt tiểu bang, việc nhìn ra sức mạnh và khả năng tàn phá của những biểu tượng này là điều quan trọng, và phải hạn chế đồng đều việc sử dụng chúng."

Hôm 21 tháng Tám, khi Krishnan Jayaraman, một người Ấn Độ, vào quán Taco Bell ở Fremont, Singh Tejinder đã buông những lời nhục mạ chống người Hindu cùng những câu kỳ thị sắc tộc hướng về anh. Tejinder dùng chữ Mọi Đen (N-word) nhiều lần, và gọi Jayaraman là tên Hindu-dơ bẩn, và hai lần dường như đã nhổ nước bọt vào Jayaraman.

Tejinder là người Á Châu/Ấn độ, đã bị cảnh sát Fremont truy tố với tội danh tội ác do thù ghét vi phạm quyền dân sự, hành hung và quấy rối an ninh qua ngôn ngữ xúc phạm.

Han, người của Hội Đồng Liên Kết Nhân Sự OC, cho biết nhóm của ông nỗ lực ngăn ngừa những hành vi liên quan đến thù ghét trong quận hạt bằng cách tổ chức những chương trình giáo dục với trường học và các cơ quan khác.

"Chúng tôi làm việc với nhiều cộng đồng khác nhau về việc phòng ngừa tội ác do thù ghét cùng cách tố cáo tội ác hay những sự kiện liên quan đến thù ghét," ông nói. "Chúng tôi làm việc với nhân viên công lực. Nếu họ đáp ứng với một tội ác do thù ghét mà nạn nhân không nói tiếng Anh, chúng tôi sẽ giới thiệu họ đến những cơ quan cùng làm việc với chúng tôi để giúp việc giao tiếp được dễ dàng."

Reena Hajat Carroll, giám đốc điều hành Cuộc Hội Thảo Ở California Về Bình Đẳng Và Công Lý (CCEJ) ở Long Beach, nói sự kỳ thị sắc tộc và đầu óc mù quáng là những vấn đề lớn lao ở California. 

CCEJ chiến đấu với thành kiến qua những khóa học và huấn luyện ở trường học, và với chương trình chuyển hướng phục hồi người trẻ, như một phương thức thay thế cho hệ thống công lý thiếu niên. 

"Mục đích căn bản trong công tác của CCEJ là làm việc với người trẻ," Carroll nói. "Điều ấy tạo nên một thế hệ biết tầm quan trọng trong việc chúng ta chống lại thành kiến, sự cố chấp, và kỳ thị sắc tộc. Bất kỳ ở lứa tuổi nào, bất kỳ sắc tộc nào, chúng ta cũng cần cùng nhau chiến đấu bởi vấn đề này thâm nhập khắp nơi."

Han cho biết cách tốt nhất để ngăn ngừa các hành vi thù ghét là giáo dục và giúp mọi người hiểu biết lẫn nhau.

"Chúng tôi cấu tạo một nơi chốn an toàn để đối thoại, với niềm hy vọng là những cuộc đối thoại ấy sẽ tạo nên một nền tảng chung," ông nói. "Nếu bạn nhận biết người nào đó như một con người, khi bạn thực sự biết rõ về tôi và chúng ta biết rõ về nhau, thì những cảm nghĩ dựa trên thành kiến sẽ khó tồn tại."

Muốn biết thêm chi tiết về tội ác do thù ghét và các nguồn trợ giúp nạn nhân, xin liên lạc: https://oag.ca.gov/hatecrimes

Bản tường trình này được sự hỗ trợ toàn bộ hay một phần qua tài trợ của Tiểu Bang California, phân phối bởi Thư Viện Tiểu Bang California.


This resource is supported in whole or in part by funding provided by the State of California, administered by the California State Library in partnership with the California Department of Social Services and the California Commission on Asian and Pacific Islander American Affairs as part of the Stop the Hate program. To report a hate incident or hate crime and get support, go to CA vs Hate.

Previous
Previous

Hate and Violence Has No place in Mental Health

Next
Next

FBI Special Agents Set the Record Straight in an Interview with VAAMA